Đăng ký vé máy bay online

 Khứ hồi  Một chiều 
Điểm khởi hành    Ngày đi   
Điểm Đến   Ngày về   
Người lớn Trẻ em (2->11 tuổi)    (Em bé có ghế)
Delay quá nhiều, các hãng hàng không thu lãi cực lớn - Vé Máy Bay Rẻ Nhất
Vé Máy Bay Rẻ Nhất - Các hãng hàng không tiếp tục tăng trưởng tốt nhờ nhu cầu thị trường tiếp tục duy trì ở mức cao, tuy nhiên, kết quả kinh doanh lại bị ảnh hưởng mạnh từ yếu tố thị trường như nhiên liệu hay tỷ giá. Bên cạnh đó, chất lượng dịch vụ mà đặc biệt tình trạng chậm, huỷ chuyến chưa được cải thiện khiến khách hàng phàn nàn ngày càng nhiều.

Doanh thu tăng, lợi nhuận giảm

Mới đây, các hãng hàng không đã công bố tình hình kinh doanh trong 3 quý đầu năm khả quan. Cụ thể, doanh thu hợp nhất Vietnam Airlines ghi nhận đạt gần 73.500 tỷ đồng, tăng trưởng 18,3% so với cùng kỳ.

Trong khi đó, báo cáo của Vietjet Air cho thấy quy mô doanh thu đã lên tới mức 34.000 tỷ đồng, tăng trưởng đến 50%.

Tuy nhiên, nếu bóc tách chi tiết thì doanh thu Vietjet Air tăng mạnh nhờ ghi nhận hoạt động “bán và thuê lại” (nghiệp vụ đặc biệt của ngành hàng không), đóng góp đến gần 25% vào tổng doanh thu. Theo đó, trong 9 tháng đầu năm, Vietjet Air ghi nhận doanh thu từ hoạt động bán 7 máy bay (cùng kỳ là 5 máy bay).

Thậm chí, cả hãng hàng không Jetstar Pacific sau nhiều năm kín tiếng, hồi tháng 7 cũng công bố doanh thu và lợi nhuận tăng đáng kể, mặc dù khoản lỗ lũy kế vẫn còn đó. Cụ thể, doanh thu của JPA tăng trưởng 35% so với cùng kỳ 2017 và vượt 3% so với kế hoạch năm 2018.

Tuy nhiên, có một điều đáng chú ý là lợi nhuận không tăng tương xứng với doanh thu của các hãng.

Chẳng hạn, lũy kế trong 9 tháng đầu năm, lợi nhuận sau thuế của Vietnam Airlines chỉ còn khoảng 1.968 tỷ đồng, giảm 12,8% so với cùng kỳ. Nguyên nhân là vì giá nguyên liệu, tỷ giá ngoại tệ tăng ảnh hưởng đến tổng chi phí tăng gần 16,8% so với cùng kỳ năm ngoái, đại diện Vietnam Airlines cho biết.

Còn Vietjet Air mới đây cũng thông tin, chi phí cao hơn vì giá nhiên liệu cao hơn và liên tục mở đường bay mới. Tính chung, chi phí cho mỗi chỗ ngồi trên km (CASK) ở mức 4,25USD, tăng 11,8% so với cùng kỳ.

Chi phí cao khiến các hãng giảm lợi nhuận, ngay cả Vietjet Air. Mặc dù lợi nhuận sau thuế trong báo cáo chung lên đến 33%, nhưng thực tế lợi nhuận từ hoạt động truyền thống chỉ tăng trưởng 11%, theo nhận định của Công ty chứng khoán SSI.

Với các đội bay, chi phí xăng dầu thường chiếm khoảng 30% tổng chi phí hoạt động nên ảnh hưởng đáng kể đến lợi nhuận chung của hãng. Báo cáo tài chính cho thấy chi phí giá vốn hàng bán của Vietjet Air tăng lên 54%, trong khi Vietnam Airlines tăng 21,8%.

Trong khi đó, giá nhiên liệu máy bay trung bình thế giới tháng 8/2018 tăng 33,5% so với cùng kỳ năm ngoái, theo Tổ chức Hàng không dân dụng thế giới (IATA).

Hồi tháng 8, cả 3 hãng hàng không đồng loạt kiến nghị được phép tăng giá vé. Thậm chí, Jetstar còn đề xuất tăng tối đa 25% so với mức quy định hiện tại.

Đường băng Việt ngày càng chật chội

Báo cáo của SSI mới đây dẫn lại công bố của Vietjet Air về thị phần các hãng. Theo đó, trong 9 tháng đầu năm, thị phần của Vietjet Air đạt 45%, Vietnam Airlines chiếm 38%, Jetstar Pacific 15% và VASCO là 2%.

Quảng cáo