Đăng ký vé máy bay online

 Khứ hồi  Một chiều 
Điểm khởi hành    Ngày đi   
Điểm Đến   Ngày về   
Người lớn Trẻ em (2->11 tuổi)    (Em bé có ghế)
Hàng không - động lực cho các ngành kinh tế
Vé máy bay rẻ nhất - Hotline: 0903 044 116 | 0903 044 118

Sau khi dịch Covid-19 có chuyển biến tích cực tại Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nhấn mạnh, việc khôi phục lại hoạt động sản xuất, kinh doanh là mục tiêu hàng đầu để vực dậy nền kinh tế của mỗi quốc gia. Trong bối cảnh như vậy, hàng không chính là “bệ phóng” của các ngành kinh tế khác như du lịch, thu hút đầu tư, giao thương,…

Hàng không - động lực cho các ngành kinh tế

Đội tàu bay Vietnam Airlines được đầu tư hiện đại, đạt tiêu chuẩn hàng không 4 sao.

Vị trí trung tâm trong chuỗi giá trị

Với vai trò Hãng hàng không quốc gia, Vietnam Airlines (VNA) đã thực hiện gần 20 chuyến bay đặc biệt đón đồng bào từ vùng có dịch và nguy cơ có dịch trở về quê hương theo tinh thần “không để ai bị bỏ lại phía sau”. Để chung tay phòng, chống dịch bệnh cũng như bảo đảm duy trì mạch máu kinh tế, kết nối các lĩnh vực, nền kinh tế, trong giai đoạn từ cuối tháng 2 đến cuối tháng 4, VNA đã vận chuyển gần 26 nghìn tấn hàng hóa gồm thiết bị vật tư y tế, linh kiện điện tử, phụ tùng ô-tô, dệt may, giày dép, thủy hải sản,… Trong đó, trang thiết bị y tế khoảng 1.000 tấn, riêng khẩu trang đạt 480 tấn (tương đương 34,3 triệu chiếc). Trong số này, hãng hỗ trợ vận chuyển miễn cước 23,6 tấn hàng y tế đi các nước, phần lớn là khẩu trang (hơn 17,5 tấn, tương đương 1,3 triệu chiếc). Theo đánh giá từ Hiệp hội Vận tải hàng không quốc tế (IATA), hàng không rất cần sự hỗ trợ của Chính phủ do đây là ngành có vị trí trung tâm trong chuỗi giá trị, đóng vai trò dẫn dắt quá trình phục hồi sau đại dịch thông qua việc kết nối các lĩnh vực, các nền kinh tế. Theo ước tính của IATA, mỗi việc làm của ngành hàng không hỗ trợ tới 24 việc làm khác trong chuỗi giá trị của ngành du lịch, lữ hành. Trước khi dịch bùng phát, VNA đã phối hợp ngành du lịch nỗ lực giới thiệu, quảng bá hình ảnh, đưa văn hóa, con người Việt Nam ra thế giới. Hãng đã góp phần khẳng định thương hiệu Việt Nam trên bản đồ du lịch thế giới, kéo du khách quốc tế đến Việt Nam. Trong thời gian qua, có hơn 80% lượng khách quốc tế đến Việt Nam bằng đường hàng không. Giai đoạn 2008 - 2018, có tới 35% lượng khách quốc tế đến Việt Nam trên các chuyến bay của VNA.

Xác định đúng vai trò của mình như một phương tiện “đi trước mở đường” nhanh nhất, có tác động lớn đến phục hồi ngành du lịch nói riêng và kinh tế nói chung, ngay trong tháng 2 vừa qua, VNA đã cùng Tổng cục Du lịch, Hiệp hội Lữ hành chuẩn bị và xây dựng bộ tiêu chí du lịch an toàn, đồng thời có những nhận định về các khu vực trong nước có thể kiểm soát tốt dịch bệnh ứng với các kịch bản phục hồi để tạo ra các gói sản phẩm; chuẩn bị nguồn lực; phương án quảng bá,… để có thể ngay lập tức tạo thành liên minh triển khai các sản phẩm phục vụ nhu cầu của người dân và cộng đồng doanh nhân.

Ngay sau khi Chính phủ kiểm soát tốt dịch bệnh, thực hiện nới lỏng giãn cách xã hội, VNA đã kịp thời đưa ra ba chương trình lớn như sản phẩm “Vé rẻ cả gói”; “Đồng giá nội địa” và “Chào hè rực rỡ”, đồng thời chủ động làm việc ngay với những tập đoàn, tổng công ty và các tỉnh, thành phố đang có những hợp tác chiến lược, toàn diện để cùng nhau trao đổi phương án hợp tác, sử dụng sản phẩm của nhau, cùng giúp đỡ, hỗ trợ nhau vượt qua khủng hoảng và phục hồi nhanh và hiệu quả nhất.

Không bị chậm dù chỉ một ngày

Phó Tổng Giám đốc VNA Lê Hồng Hà cho biết: “Hơn 70% khách đi trên chuyến bay của VNA là khách du lịch, gồm khách nội địa, khách quốc tế đến Việt Nam cũng như từ Việt Nam đi quốc tế. Do đó, VNA xác định hàng không và du lịch có mối quan hệ hữu cơ khăng khít và gắn bó, nhất là trong giai đoạn khó khăn này”. Trong thời gian tới, VNA sẽ tiếp tục tăng tải trên các đường bay nội địa để chuẩn bị cho quá trình phục hồi thị trường hàng không tại Việt Nam.

Đối với thị trường Việt Nam, IATA dự báo lại với mức sụt giảm về hành khách tới 45%, tương đương 32 triệu lượt khách. Doanh thu ngành hàng không Việt Nam ước giảm tới 4,35 tỷ USD và có tới gần một triệu lao động liên quan bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Sau khi triển khai kế hoạch phục hồi các đường bay nội địa, Phó Tổng Giám đốc VNA Lê Hồng Hà cho hay, VNA cũng đang xây dựng các phương án mở rộng hoạt động tại thị trường quốc tế khi tình hình dịch bệnh được kiểm soát tốt hơn để cùng ngành du lịch tạo ra các sản phẩm hấp dẫn, kích cầu du lịch và phục hồi thị trường hàng không Việt Nam nhanh hơn.

Đối với thị trường quốc tế, trong điều kiện ngừng bay thường lệ chở khách, để duy trì và tăng mạnh các chuyến bay chở hàng hóa, VNA liên tục cập nhật tình hình phòng, chống dịch của nước bạn và đưa ra các kịch bản phục hồi để chủ động, bảo đảm không bị chậm dù chỉ một ngày so với các đối thủ. “Hãng thiết lập cơ chế đội chuyên trách với từng khu vực thị trường để bám sát và điều chỉnh kịch bản, triển khai kịp thời theo diễn biến thực tế với nguyên tắc bảo đảm tuyệt đối công tác phòng, chống dịch của Việt Nam và các nước nhưng kịp thời nắm lấy cơ hội để cùng ngành và đất nước phục hồi hoạt động sản xuất, kinh doanh, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế đất nước”, lãnh đạo VNA nhấn mạnh.

tags: vé máy bay tô ký, vé máy bay giá rẻ đường tô ký, đại lý vé máy bay đường tô ký, vietjet tô ký

 

Quảng cáo