Đăng ký vé máy bay online

 Khứ hồi  Một chiều 
Điểm khởi hành    Ngày đi   
Điểm Đến   Ngày về   
Người lớn Trẻ em (2->11 tuổi)    (Em bé có ghế)
Kinh doanh hàng không: Đến lúc nhìn lại hiệu quả doanh thu - Vé Máy Bay Rẻ Nhất
Vé Máy Bay Quận 12 - Vé Máy Bay Rẻ Nhất

Thị trường hàng không Việt Nam đã có dấu hiệu chững lại từ năm 2017 sau giai đoạn tăng trưởng nóng từ 2016 về trước. Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) cũng dự định điều chỉnh quy hoạch phát triển hàng không giai đoạn sau 2020 giảm dần xuống mức một con số thay vì hai con số như cách đây 3 năm. Điều đó cho thấy thời kỳ kinh doanh hàng không chạy theo tăng trưởng số lượng hành khách đang dần qua.

Thực chất của tăng trưởng

Trong ba năm 2013-2016, thị trường hàng không nội địa tăng trưởng ở mức 12,6-29,1%. Nhưng tăng mạnh nhất diễn ra ở phân khúc hàng không giá rẻ (LCC) với thời điểm tăng đỉnh cao lên đến 38%. Còn hàng không truyền thống tăng ở mức ổn định và thấp bằng nửa con số này.

Nhưng thời hoàng kim về số lượng hành khách tăng vọt đã qua đi. Kể từ năm 2017, thị trường hàng không Việt Nam chỉ tăng 9,9% và sang năm 2018 con số này chỉ còn là 6,9%.

Thống kê mới đây của Cục Hàng không cho thấy mức tăng toàn thị trường còn sụt giảm mạnh hơn. Quí 1 năm nay, sản lượng vận chuyển khách của các hãng hàng không Việt Nam chỉ đạt 12,5 triệu lượt, tăng 4,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó vận chuyển khách quốc tế tăng 8,4% và khách nội địa chỉ tăng 2,4%.

Nhóm công ty Vietnam Airlines (Vietnam Airlines, Jestar Pacific, Vasco) có tổng thị phần 55,3%, dẫn đầu ngành hàng không Việt Nam.

Một lãnh đạo của Cục Hàng không nói với TBKTSG rằng, thực chất tăng nóng mấy năm trước tập trung vào phân khúc dịch vụ hàng không giá rẻ chứ cục diện thị trường hàng không Việt Nam chưa có biến động mạnh.
Và đây là thời điểm thích hợp để giới tài chính nhìn nhận hiệu quả doanh thu, lợi nhuận thực chất của các hãng hàng không như thế nào. Nhất là thời kỳ chạy theo sản lượng vận chuyển đã qua. Giới kinh doanh hàng không thường quan tâm nhất đến doanh thu trung bình/khách và doanh thu trên những đường bay trục chính, chiến lược của từng hãng để đánh giá hiệu quả ngành nghề kinh doanh cốt lõi của hãng đó.

Theo Bản cáo bạch khi chuyển sàn niêm yết sang HOSE hôm 7-5, Vietnam Airlines cho biết nhóm công ty Vietnam Airlines (Vietnam Airlines, Jestar Pacific, Vasco) có tổng thị phần 55,3%, dẫn đầu ngành hàng không Việt Nam. Vietnam Airlines được định vị là hãng hàng không truyền thống, có sự khác biệt lớn với các hãng còn lại ở chỗ Vietnam Airlines vừa kinh doanh trên phân khúc hàng không truyền thống với độ phủ hầu hết nhóm khách hàng có chi tiêu, thu nhập cao, vừa kết hợp toàn diện với Jestar Pacific kinh doanh trên cả nhóm khách hàng có chi phí thấp.

Nắm phân khúc khách hàng doanh thu cao

Cáo bạch của Vietnam Airlines cho biết, năm 2018, hãng đạt 98.950 tỉ đồng doanh thu và 3.312 tỉ đồng lợi nhuận trước thuế hợp nhất - đây đều là những mốc doanh thu và lợi nhuận kỷ lục trong 25 năm hoạt động. Trong số này, doanh thu thuần từ ngành nghề kinh doanh vận tải hàng không đạt 96.810 tỉ đồng (chiếm 81,16%). Doanh thu vận tải hàng không tăng chủ yếu do vận chuyển hành khách, vận chuyển hàng hóa và doanh thu thuê chuyến tăng.

Câu hỏi đặt ra là trong bốn năm sau cổ phần hóa và hoạt động theo mô hình công ty cổ phần (2015-2018), Vietnam Airlines giảm tổng sản lượng vận chuyển hành khách, chỉ đạt 96,4% so với mục tiêu đặt ra trước đó, và thậm chí cả tổng doanh thu hợp nhất bốn năm cũng giảm (chỉ đạt 84,6%) so với kế hoạch (một phần do tác động của sụt giảm sản lượng vận chuyển), vậy mà lợi nhuận trước thuế hợp nhất bốn năm tăng 111,5% so với kế hoạch, lý do nằm ở đâu?

Câu trả lời nằm ở chỗ hãng chủ động cắt giảm sản lượng vận chuyển theo nhu cầu thị trường, điều tải cung ứng linh hoạt để đảm bảo hiệu quả chung của toàn mạng và không bay bằng mọi giá để chạy theo số lượng.

Với mạng bay quốc nội rộng khắp và mạng bay quốc tế đa dạng, Vietnam Airlines có lợi thế cạnh tranh tuyệt đối trong phân khúc khách trung bình và cao với dịch vụ 4 sao. Đây là nguồn khách hàng mang lại tăng trưởng 7% cho doanh nghiệp trong năm năm (2013-2018). Việc tăng trưởng 7% khách có doanh thu cao có giá trị gấp đôi tăng trưởng doanh thu chạy theo số lượng khách chỉ vì mục đích đầy tải mà không xét đến chi phí.

Với mạng bay quốc nội rộng khắp và mạng bay quốc tế đa dạng, Vietnam Airlines có lợi thế cạnh tranh tuyệt đối trong phân khúc khách trung bình và cao với dịch vụ 4 sao.

Việc cạnh tranh giữa các hãng hàng không Việt Nam tập trung tại các đường bay quốc nội trục chính là Hà Nội-Sài Gòn-Đà Nẵng và đường bay quốc tế Đông Nam Á, Đông Bắc Á. Tại các đường bay này, Vietnam Airlines không những dẫn đầu về số chuyến bay, giờ bay mà quan trọng nhất là chiếm lĩnh phân khúc khách hàng có doanh thu cao và doanh thu trung bình. Lấy ví dụ, trên đường bay Hà Nội-Sài Gòn, thống kê của hãng cho thấy có 48% khách bay trên Vietnam Airlines. Trong số này, 73% khách doanh thu trung bình và cao (từ 1,5 triệu đồng/vé đến mức 3,2 triệu đồng/vé trở lên) bay trên Vietnam Airlines, 9% bay trên Jetstar. Như vậy Vietnam Airlines Group chiếm 81% khách hàng doanh thu cao. Bên cạnh đó, tại phân khúc khách hàng giá rẻ 2018 (dưới 1,5 triệu đồng/vé) trên cùng đường bay nói trên, một thống kê khác cho thấy lượng khách của Vietnam Airlines và Jetstar chiếm 49% trong khi Vietnam Airlines lại không có chính sách bán vé không đồng như các hãng khác.

Một chuyên gia hàng không nói rằng, việc Vietnam Airlines thực hiện chính sách thống lĩnh nhóm khách hàng có doanh thu vừa, doanh thu cao thể hiện đường hướng chiến lược kinh doanh đúng hướng sau cổ phần hóa, cạnh tranh thực sự mà không trông chờ bất cứ sự hỗ trợ nào.

Theo Kinh Tế Sài Gòn Online

 

tags: kinh doanh, thi truong hang khong, doanh thu, ve may bay quan 12, dai ly ve may bay re nhat, ve may bay gia re

Quảng cáo