Đăng ký vé máy bay online

 Khứ hồi  Một chiều 
Điểm khởi hành    Ngày đi   
Điểm Đến   Ngày về   
Người lớn Trẻ em (2->11 tuổi)    (Em bé có ghế)
Mảnh đất màu mỡ của quỹ ngoại khi người Việt không tiếc tiền cho con học tiếng Anh - Vé Máy Bay Quận 12

Mảnh đất màu mỡ của quỹ ngoại khi người Việt không tiếc tiền cho con học tiếng Anh

 

Với số lượng học sinh đông đảo và nhu cầu về giáo dục tiếng Anh bùng nổ, Việt Nam đang trở thành thị trường hấp dẫn các quỹ đầu tư quốc tế trong lĩnh vực giáo dục tiếng Anh.

Những thương vụ triệu USD

Quỹ TAEL Partners vừa đầu tư khoảng 10 triệu USD vào IvyPrep Education, thuộc Tổ chức Giáo dục Hoa kỳ (IAE). Thương vụ này đã nối dài danh sách các quỹ ngoại đổ tiền vào các trung tâm tiếng Anh, bởi nhu cầu đầu tư học tập cho con cái của người Việt đang ngày càng tăng.

Đây cũng là lần đầu tiên, TAEL Partners đầu tư vào lĩnh vực giáo dục tại Việt Nam. Trước đó, quỹ này đã ró́t khoảng 175 triệu USD vào các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực có ảnh hưởng xã hội lớn tại Việt Nam như thực phẩm, nông nghiệp, y tế, bất động sản, tiêu dùng; với những tên tuổi như  Cotec Healthcare, PAN Group, Công ty GTNFoods, Taxi Vinasun, Vietnam Trade Alliance…

Thị trường đào tạo và luyện thi du học tại Việt Nam đang rất tiềm năng.
Thị trường đào tạo và luyện thi du học tại Việt Nam đang rất tiềm năng.

IvyPrep Education đã có mặt trên thị trường Việt Nam hơn 15 năm, ra đời từ sự sáp nhập của Học viện Anh ngữ EQuest và Anh ngữ Việt Mỹ (VATC) ở Hà Nội và TP.HCM. Trước mắt, IvyPrep sẽ nhận nguồn vốn để phát triển mô hình College - Preparatory Schools (CollegePrep) - đào tạo chuẩn bị du học.

Năm 2017, lĩnh vực giáo dục, đào tạo tiếng Anh khá sôi động với nhiều thương vụ được công bố, dù giá trị không lớn. Có thể kể đến thương vụ Mekong Capital rót 4,9 triệu USD vào Công ty cổ phần Giáo dục Yola; thương vụ Tập đoàn ISA, “ông lớn” trong ngành giáo dục Nhật Bản mua 10% cổ phần Công ty cổ phần Golden Path Academics Việt Nam (GPA) nhằm hiện thực hóa chiến lược phủ sóng giáo dục toàn cầu; hay Công ty cổ phần tư nhân EQT Capital Partners đã chi một khoản tiền cho nhóm chủ sở hữu Trung tâm tiếng Anh ILA Việt Nam.

Trước đó, vào cuối năm 2016, thương vụ mời thầu ILA Việt Nam của HPEF Capital Hồng Kông (trước đây là Headland Capital Partners) cùng với các cổ đông khác từ phía Việt Nam cũng thu hút sự quan tâm lớn từ các nhà thầu toàn cầu.

HPEF Capital Partners rao bán 60% cổ phần chuỗi Trung tâm ILA, tương đương mức định giá 150 triệu USD, cao gấp 15 lần so với lợi nhuận sau thuế của ILA. ILA nhận được vốn đầu tư từ quỹ con EQT Mid Market thuộc Tập đoàn EQT (Thụy Điển). Dù giá trị thương vụ không được tiết lộ, nhưng thông thường, một thương vụ của EQT Mid Market ở Đông Nam Á sẽ có giá trị trong khoảng 40 - 100 triệu Euro.

Trong năm 2016, Công ty cổ phần Tập đoàn Giáo dục Egroup cũng được rót hơn 10 triệu USD từ tập đoàn giáo dục hàng đầu Hàn Quốc Chungdahm Lea ing để triển khai mô hình đào tạo tiếng Anh bằng công nghệ với tên gọi Apax English.

Diễn đàn M&A Việt Nam thường niên lần thứ 10 - năm 2018
Do Báo Đầu tư và AVM Vietnam phối hợp tổ chức, sẽ diễn ra tại Trung tâm Hội nghị GEM (TP.HCM) ngày 8/8/2018.
Với chủ đề “Bước ngoặt mới. Kỷ nguyên mới”, Diễn đàn sẽ nhìn lại chặng đường 10 năm hoạt động M&A tại Việt Nam, trao đổi những cơ hội và chiến lược M&A tại Việt Nam trong một kỷ nguyên mới.
Diễn đàn gồm các hoạt động chính: Hội thảo M&A với các các diễn giả hàng đầu Việt Nam và quốc tế, Gala Dinner vinh danh Thương vụ M&A tiêu biểu 2017 - 2018 và Thương vụ của thập kỷ, phát hành Đặc san “Một thập kỷ M&A tại Việt Nam và cơ hội M&A 2018 - 2019, Khóa đào tạo quốc tế Chiến lược M&A để tăng trưởng đột phá.

Một trung tâm tiếng Anh khác là Công ty cổ phần Anh ngữ Quốc tế Mỹ (VUS) cũng nhận được khoản tài trợ 10 triệu USD từ Tập đoàn Tài chính quốc tế (IFC) thuộc Ngân hàng Thế giới và Quỹ Aureos. IFC là tổ chức tài chính đã thực hiện thương vụ đầu tư vào giáo dục đầu tiên tại Việt Nam khi rót 7,25 triệu USD vào Đại học Quốc tế RMIT 14 năm trước. 

Ngoài ra, nhiều thương vụ khác cũng đã được hoàn tất, như: Quỹ Giáo dục Cognita mua Trường Quốc tế TP.HCM (ISHCMC) và Trường Tiểu học Quốc tế Saigon Pearl, Quỹ Giáo dục Nord Anglia mua Trường Quốc tế Anh (BIS), Quỹ Đầu tư của Mỹ TPG mua hệ thống Trường song ngữ Việt Úc (VAS)…

Dù chưa đủ thời gian để biết được các khoản đầu tư ở hàng loạt thương vụ nói trên có trở thành “con gà đẻ trứng vàng” hay không, nhưng rõ ràng, giới đầu tư đã nhìn thấy nhu cầu về giáo dục tiếng Anh tại Việt Nam đang bùng nổ và đây chính là lĩnh vực kinh doanh có tăng trưởng ổn định, mang lại tỷ suất lợi nhuận lớn.

Ông Michael Sng, Giám đốc điều hành TAEL Partners cho biết, Việt Nam là một điểm đến đầu tư quan trọng của Quỹ. TAEL Partners nhắm tới việc đưa các khoản đầu tư ở Việt Nam vào nhóm các khoản đầu tư trong khu vực để tạo ra các liên minh chiến lược với các công ty khác tại ASEAN, xây dựng những thương hiệu lớn trong khu vực. Riêng ở lĩnh vực giáo dục, Quỹ đang mở rộng đầu tư vào trường quốc tế từ hệ mẫu giáo đến phổ thông trung học. 

“Ngoài việc đạt được lợi nhuận cao, chúng tôi luôn muốn tạo ra tác động xã hội mạnh mẽ và nâng cao chất lượng cuộc sống cho các công dân ASEAN”, ông Michael Sng cho biết.

Lối đi riêng

Trở lại với khoản đầu tư của TAEL Partners vào IvyPrep Education. Được bơm vốn, IvyPrep kỳ vọng sẽ nới rộng biên lợi nhuận thuần cao hơn khi khởi phát mô hình mới, phân khúc giáo dục đặc biệt. Đó là đào tạo chuẩn bị du học, giúp học sinh sẵn sàng để nhập học và thành công tại các môi trường học tập quốc tế.

Bà Nguyễn An Quyên, Giám đốc điều hành IvyPrep Education khá tự tin về mức sinh lời của hệ thống trong tương lai gần.

“Trước khi tiến hành sáp nhập với hệ thống Anh ngữ EQuest và VATC, IvyPrep đã luôn duy trì tốc độ tăng trưởng số lượng học sinh ở tỷ lệ 35% mỗi năm. Chúng tôi kỳ vọng đạt tốc độ tăng trưởng số học sinh ở mức 50% trong vòng 2 năm tới”, bà Quyên nói.

Năm 2017, IvyPrep chỉ có 2 trung tâm. Sau khi sáp nhập EQuest và VATC, IvyPrep Education đã có 11 trung tâm đào tạo và 2 trung tâm du học tại Hà Nội và TP.HCM. 

“Không ngừng vươn cao” - báo cáo mới nhất trong chuỗi khảo sát Giá trị của giáo dục do Tập đoàn HSBC thực hiện cho thấy, xu hướng du học trên toàn cầu chưa có dấu hiệu dừng lại. Trong số 5/15 quốc gia, vùng lãnh thổ tham gia khảo sát này có tỷ lệ cha mẹ cân nhắc cho con đi du học cao nhất, có 4 quốc gia, vùng lãnh thổ thuộc châu Á, cho thấy khát vọng du học mạnh mẽ ở khu vực này. 

Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, năm học 2017 - 2018, cả nước có hơn 22 triệu học sinh, sinh viên, chiếm hơn 20% dân số Việt Nam, trong đó có 2,477 triệu học sinh phổ thông trung học. 

Còn theo thống kê của UNESCO, có khoảng 63.703 sinh viên Việt Nam đang theo đuổi các chương trình đại học và sau đại học ở khắp nơi trên thế giới. 

Mặc dù có con số học sinh đông đảo, nhưng Việt Nam vẫn chưa quan tâm đúng mức tới đào tạo chuẩn bị du học. Vậy nên, chỉ có dưới 10% số học sinh Việt Nam có thể du học bằng học bổng, số còn lại phải trả mức phí khá cao để đi du học hoặc phải mất nhiều thời gian hơn để tham gia các chương trình chuyển tiếp. Thậm chí, có nhiều học sinh đã sang nước ngoài du học, nhưng chưa được chuẩn bị kỹ càng để vượt qua những khác biệt về kỹ năng học tập và những bất đồng về ngôn ngữ, văn hóa.

Mọi con số thống kê đều cho thấy, thị trường đào tạo và luyện thi du học tại Việt Nam đang rất tiềm năng. Tuy nhiên, phần lớn các trung tâm đào tạo tập trung vào việc dạy tiếng Anh và luyện thi các chứng chỉ quốc tế. Vì vậy, để khẳng định uy tín, các trung tâm buộc phải chọn lối đi riêng. 

Chẳng hạn, IvyPrep Education sẽ phát triển mô hình CollegePrep. Mô hình giáo dục này tập trung vào việc chuẩn bị cho học sinh du học thành công trong môi trường học tập ở bậc phổ thông trung học và đại học tại Mỹ. Theo đó, tại IvyPrep, Tiếng Anh không chỉ được dạy như một ngoại ngữ đơn thuần, mà sử dụng như một công cụ để giúp học sinh học tập, rèn luyện kỹ năng. Điều này giúp các phụ huynh tiết kiệm được hàng chục ngàn USD cho con đi học tiếng Anh hoặc tham gia các chương trình dự bị đại học tại nước ngoài.

Trong khi đó, YOLA cũng luyện thi tiếng Anh cho mục đích du học và tập trung vào chất lượng đầu ra; GPA thì tập trung vào đạo tạo kỹ năng tiếng Anh học thuật khi du học và trại hè kỹ năng cho trẻ. 

Theo bà Quyên, trong tương lai gần, dòng vốn, đặc biệt là vốn nước ngoài đầu tư vào thị trường giáo dục Anh ngữ tại Việt Nam sẽ có tốc độ tăng trưởng cao, ở các cấp độ giáo dục như: các trung tâm Anh ngữ, trường liên cấp quốc tế, đến các trường đại học, cao đẳng tư thục có chất lượng cao. 

Các dòng vốn này sẽ giúp các công ty cung cấp dịch vụ giáo dục nâng cao năng lực tài chính; đầu tư cơ sở vật chất; thuê giáo viên nước ngoài có trình độ cao để tham gia giảng dạy; xây dựng các chương trình đào tạo chất lượng cao; mua các chương trình học có bản quyền và áp dụng công nghệ tiên tiến trong phương pháp giảng dạy... 

“Khi các dòng vốn ngoại chảy vào dịch vụ giáo dục, sẽ tạo lập thị trường M&A cho các khoản đầu tư ở lĩnh vực này trong tương lai, cho thấy dịch vụ giáo dục có thể bước sang một nấc phát triển mới qua các giai đoạn đầu tư”, bà Quyên nhận định.

Anh Hoa

Quảng cáo