Đăng ký vé máy bay online

 Khứ hồi  Một chiều 
Điểm khởi hành    Ngày đi   
Điểm Đến   Ngày về   
Người lớn Trẻ em (2->11 tuổi)    (Em bé có ghế)
VE MAY BAY QUAN 12 - VietjetAir mở đường bay mới tới Ấn Độ,Vietjet định hướng xây dựng thành một tập đoàn hàng không đa quốc gia, tầm vóc khu vực và quốc t

 

VietjetAir vươn cánh bay tới thị trường Ấn Độ

(Baodautu.vn) Việc Vietjet, hãng hàng không tư nhân đầu tiên mở đường bay quốc tế đã ghi nhận sự phát triển của ngành hàng không Việt Nam trong xu hướng hội nhập và mở cửa bầu trời. Sau gần 2 năm kể từ chuyến bay quốc tế đầu tiên (tới Bangkok, Thái Lan vào tháng 2/2013), hiện Vietjet đang khai thác các đường bay tới Singapore, Hàn Quốc và tiếp tục mở rộng thêm.


Ngay từ khi thành lập, Vietjet đã “định vị” sẽ bay quốc tế, với giá vé tiết kiệm, dịch vụ chu đáo và thân thiện.
Không ngừng vươn xa

  VietjetAir vươn cánh bay tới thị trường Ấn Độ  
 

Vietjet định hướng xây dựng thành một tập đoàn hàng không đa quốc gia, tầm vóc khu vực và quốc tế  

 

Tháng 2/2013, chỉ sau hơn 1 năm cất cánh, Vietjet đã chính thức khai thác đường bay quốc tế đầu tiên với chặng TP.HCM - Bangkok và sau đó là Hà Nội - Bangkok. Không chỉ sớm hiện thực hóa tham vọng bay quốc tế, Vietjet còn nhanh chóng hợp tác với Hãng hàng không Kan Air của Thái Lan để thành lập liên doanh Thai Vietjet nhằm khai thác các chặng bay tại Thái Lan và kết nối xa hơn tới Trung Quốc, Ấn Độ, Myanmar.

Tháng 5/2014, Vietjet đã mở đường bay quốc tế từ TP.HCM đến Singapore và ngược lại. Hiện tại, với nhiều chương trình khuyến mãi trong hành trình đi Singapore, Vietjet là hãng hàng không hấp dẫn nhất được khách hàng ưu tiên lựa chọn.

Hai tháng sau, tháng 7/2014, Vietjet lại tưng bừng khai trương đường bay thường lệ hàng ngày  Hà Nội - Seoul (Hàn Quốc)

Tháng 9/2014 tại Vladivostok (Liên bang Nga), Vietjet và Sân bay Quốc tế Vladivostok đã ký kết thỏa thuận về việc mở đường bay thẳng từ Việt Nam sang Vladivostok.

Đầu tháng 10/2014, Vietjet tiếp tục công bố đường bay Hà Nội - Busan và Đà Nẵng - Incheon (Hàn Quốc). Cũng trong tháng 10/2014, Vietjet liên tiếp công bố mở đường bay từ Hà Nội đến Siem Reap (Campuchia) và từ TP.HCM tới Đài Bắc (Đài Loan). Cả hai đường bay mới này sẽ đi vào hoạt động vào đầu tháng 11/2014.

Sau Đài Bắc, Siem Reap, vẻ như các quốc gia khu vực Nam Á đã lọt vào  “mắt xanh” của Vietjet.

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Ấn Độ của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng, Vietjet và Hãng hàng không Air Costa (Ấn Độ) sẽ ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện nhằm mở rộng mạng lưới bay, phối hợp sử dụng đội tàu bay, chương trình đào tạo và các dịch vụ tour du lịch kết nối điểm đến giữa 2 nước. Đặc biệt, hai bên cũng lên kế hoạch thành lập liên doanh tại Ấn Độ để khai thác thị trường này. Air Costa đã có đặt hàng 100 máy bay Embraer (bao gồm 50 máy bay mua, 50 máy bay đặt quyền mua).

Đại diện Vietjet cũng tiết lộ, trong tương lai không xa, Vietjet sẽ mở đường bay giữa Việt Nam, Thái Lan và Ấn Độ nhằm góp phần thúc đẩy mạnh mẽ kim ngạch thương mại cũng như hoạt động đầu tư, du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân ba nước.

Liên tiếp mở đường bay quốc tế, Vietjet đem lại cơ hội bay với chi phí tiết kiệm cho người dân từ các thành phố lớn ở Đông Nam Á và châu Á tới Việt Nam và ngược lại. Đồng thời, hãng cũng là cầu nối giao thương giữa Việt Nam và các nước trong khu vực. Việc kết nối, liên doanh với các hãng hàng không tại nhiều quốc gia giúp Vietjet tăng tính cạnh tranh, mở rộng quy mô và thị phần trên các đường bay quốc tế cũng như nội địa.

“Chúng tôi sẽ tiếp tục mở rộng mạng bay trong nước và đến các vùng kinh tế trọng điểm của châu Á - Thái Bình Dương mang đến cho người dân và du khách thêm nhiều sự lựa chọn về chặng bay và thời gian bay”, ông Lưu Đức Khánh, Giám đốc điều hành Vietjet cho biết.

Vóc dáng của hãng hàng không đa quốc gia

Việt Nam được dự báo sẽ trở thành một trong số những thị trường hàng không phát triển nhanh nhất thế giới. Cho dù kinh tế Việt Nam không tăng trưởng mạnh hơn con số hiện tại, thì trong tương lai, nhu cầu đi lại bằng đường hàng không của người Việt Nam vẫn sẽ tăng trưởng ổn định ở mức hai con số.

Đón đầu xu thế này của thị trường, Vietjet đã đặt hàng những máy bay mới và đang sẵn sàng “tăng tốc”, điểm nhấn là khởi động Liên doanh Thai Vietjet và thành lập trung tâm đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho chiến lược phát triển lâu dài của Hãng. Trung tâm huấn luyện của

Vietjet liên tục đào tạo, huấn luyện học viên mới, đội ngũ phi công và tiếp viên cũng liên tục được tuyển bổ sung để chuẩn bị cho lộ trình nhập mới máy bay theo hợp đồng đã ký kết.

Cùng với việc ký kết chuẩn bị cho liên doanh tại Ấn Độ, Vietjet cũng thể hiện rõ tham vọng chinh phục thị trường đông dân thứ hai thế giới, nhưng cũng đầy thách thức này.

Phát biểu với báo giới gần đây, bà Nguyễn Thành Hà, Chủ tịch HĐQT VietJet cho biết, mở rộng đường bay quốc tế, sau khi đã đạt mạng bay phủ rộng tới hầu hết các sân bay trên cả nước: Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Hải Phòng, Huế, Nha Trang, Đà Lạt, Vinh, Cần Thơ, Bình Định, Buôn Ma Thuột, Phú Quốc, Vietjet đang bước sang một giai đoạn mới, mang vóc dáng của một hãng hàng không đa quốc gia.

“Theo đó, Vietjet định hướng xây dựng thành một tập đoàn hàng không đa quốc gia, tầm vóc khu vực và quốc tế. Vietjet chủ trương thiết lập nhiều mối quan hệ hợp tác cùng phát triển, thành lập các liên doanh hàng không tại một số quốc gia”, bà Hà nhấn mạnh.

Thực tế, sau gần 3 năm cất cánh, Vietjet hiện có những chỉ số hoạt động tương đương với một số hãng hàng không hàng đầu khu vực về tỷ lệ lấp đầy, độ tin cậy kỹ thuật, chi phí khai thác.

Tháng 10/2014, Vietjet đã được độc giả của Smart Travel Asia, tạp chí chuyên về du lịch hàng đầu châu Á bình chọn là một trong 10 hãng hàng không giá rẻ tốt nhất châu Á (Best Budget Airlines). Cùng nằm trong nhóm này là các hãng hàng không như Air Asia, Cebu Pacific, Tiger Airways,

Indigo… Trước đó, trong khuôn khổ giải thưởng dành cho các hãng hàng không giá rẻ toàn cầu, Vietjet được công nhận nằm trong nhóm 5 hãng hàng không có đường bay khai trương thành công nhất thế giới.

Quảng cáo