Đăng ký vé máy bay online

 Khứ hồi  Một chiều 
Điểm khởi hành    Ngày đi   
Điểm Đến   Ngày về   
Người lớn Trẻ em (2->11 tuổi)    (Em bé có ghế)
Độc chiêu sexy của các hãng hàng không châu Á
Trong khi ngoại hình không phải là yếu tố được các hãng bay Âu Mỹ đặt lên hàng đầu khi tuyển tiếp viên thì tại châu Á, vóc dáng hay đồng phục gợi cảm trên cabin lại được nhiều hãng hàng không đầu tư để lôi kéo khách hàng.

Độc chiêu sexy của các hãng hàng không châu Á

Trong khi ngoại hình không phải là yếu tố được các hãng bay Âu Mỹ đặt lên hàng đầu khi tuyển tiếp viên thì tại châu Á, vóc dáng hay đồng phục gợi cảm trên cabin lại được nhiều hãng hàng không đầu tư để lôi kéo khách hàng.

Hãng hàng không nội địa giá rẻ Nok Air (Thái Lan) vừa khiến dư luận xôn xao khi tuyển những nữ tiếp viên ăn mặc gợi cảm để thu hút cộng đồng Facebook. Và chiến lược này có vẻ đã mang lại hiệu quả.

Ảnh: Tiếp viên gợi cảm của các hãng hàng không châu Á

Patee Sarasin, Giám đốc điều hành Nok Air cho biết: "Tôi cứ ngờ rằng đây sẽ là một vấn đề gây ra nhiều tranh cãi nhưng cuối cùng khách hàng lại chuộng sự táo bạo hơn. Tôi hài lòng khi thấy 200.000 lượt "like" trên Facebook".

Nok Air gây shock với dàn tiếp viên mặc bikini chụp hình quảng cáo
Nok Air gây shock với dàn tiếp viên mặc bikini chụp hình quảng cáo. Ảnh: Maxim

Mặc dù đã thừa nhận "đẹp không có nghĩa là một chiêu đãi viên chuyên nghiệp" song Ji Yang Xiong, Giám đốc Tập đoàn Dịch vụ hàng không quốc tế Trung Quốc (FASCO) khẳng định: "Các hãng hàng không châu Âu không đưa ra bất kỳ tiêu chí nào về ngoại hình, họ phần lớn tập trung vào tính cách và kỹ năng nghiệp vụ của nhân viên. Tại châu Á, người ta coi trọng hình thức hơn".

Hầu hết hãng hàng không Mỹ và châu Âu hiện không còn sử dụng những hình ảnh tươi mát trên khoang hành khách khi các chuẩn mực xã hội và pháp lý ngày càng nghiêm ngặt. Ông Quinn, Trưởng hãng luật Pillspury Winthrop tại Washington cho biết: "Hầu hết chính phủ đã ban hành luật nhằm ngăn chặn phân biệt giới tính, nhưng nhiều hãng hàng không vẫn gây áp lực về tuổi tác và ngoại hình với nhân viên".

Tom Ballantyne, chuyên gia hàng không kiêm biên tập viên tạp chí Orient Aviation tại Hong Kong (Trung Quốc) cũng đồng tình: “Luật liên quan đến tuyển dụng, đặc biệt là phân biệt đối xử còn rất lỏng tại châu Á”.

CEO Sarasin trong khi đó cho biết, Nok Air không có tiếp viên nào dưới tuổi 30. “Việc nâng tầm tuổi trẻ và nhan sắc là cần thiết ở châu Á”, ông nói. Theo lời Sarasin, thời gian làm việc của các nữ tiếp viên tại Nok Air không dài, thông thường họ bắt đầu bay ở tuổi 23 (từ khi tốt nghiệp), được đào tạo tại công ty 3 năm, một số rất ít chỉ cần 2 năm nếu thực sự chuyên nghiệp, những cô này sẽ được chuyển sang bộ phận mặt đất hoặc được giới thiệu đến những hãng hàng không khác.

“Tiếp viên của chúng tôi luôn tươi trẻ, hành khách của chúng tôi thích những cô nàng trẻ trung. Chúng tôi phóng khoáng hơn nhiều so với Mỹ và điều này đã khiến chúng tôi trở nên khác biệt, như một phép màu vậy”, vị CEO này hào hứng.

Đề cập đến vấn đề lợi nhuận, Ballantyne khẳng định: “Không có bất kỳ chứng cứ nào cho thấy tiếp viên ăn mặc "mát mẻ" hơn thì hãng có lợi nhuận cao hơn". Phát ngôn viên của hãng hàng không Singapore Airlines, Nicholas Lonides cũng đồng tình với ý kiến của Ballantyne khi nhắc đến hình ảnh nổi tiếng của đội ngũ tiếp viên trong bộ trang phục “sarong kabaya” độc đáo: “Không thể tính bằng tiền sự đóng góp của tiếp viên vào kết quả kinh doanh của hãng trong những năm qua”.

Theo truyền thông Thái Lan, sau khi những bức ảnh gợi cảm được tung ra, cơ quan quản lý văn hóa đã nhận rất nhiều lời chỉ trích từ các tổ chức địa phương. Nhiều nhà phê bình còn lo ngại những hình ảnh này sẽ biến Thái Lan thành điểm đến của những chuyến du lịch “đen”. Sarasin phân trần: “Tôi không nhận được cuộc gọi nào từ cơ quan chính phủ, chúng tôi đã rất cẩn thận khi chọn lựa chiến lược kinh doanh của mình”.

Nếu gợi cảm được Nok Air ví như “Át chủ bài” để lăng xê thương hiệu thì học viện hàng không ANC tại Seoul, Hàn Quốc là một minh chứng tiêu biểu cho thấy “cái nết đánh chết cái đẹp”.

ANC là học viện hàng không lớn nhất Hàn Quốc, chi phí cho một khóa học trọn gói là 1.440 USD, sinh viên có thể tham gia các lớp học trong nhiều tháng, nhiều năm tùy theo nhu cầu. Thay vì hướng tới hình ảnh "sexy", các học viên được trau dồi sự lanh lợi, ngay thẳng và tinh tế trong quá trình đào tạo, theo lời Jinah Lee, giảng viên học viện ANC.

Bà Eunice Kim, Hiệu trưởng học viện hàng không BCCA tại Shinchon cho biết hàng không Hàn Quốc đang từng bước tiêu chuẩn hóa hình ảnh nữ tiếp viên trong gần một thập kỷ qua. Bà Kim chia sẻ: “Tôi làm việc với nhiều nhà tuyển dụng hàng không quốc tế, họ nhận xét rằng tiếp viên Hàn Quốc rất ưa nhìn và làm việc tốt hơn so với các quốc gia khác”. Theo lời Kim, có rất nhiều sinh viên nước ngoài đến với BCCA, mặc dù phải chịu đựng những ca phẫu thuật thẩm mỹ, họ vẫn nuôi hy vọng được ứng tuyển.

Khi được hỏi về những yêu cầu của hàng không quốc tế đối với tiếp viên Hàn Quốc, Kim nói đến trình độ học vấn, một hàm răng chắc khỏe, nước da, chiều cao và phong thái tích cực.

Điều này cũng tương tự với Trung Quốc, nơi mà rất nhiều tiếp viên được tuyển dụng vào những hãng hàng không quốc tế như Emirates Airlines hay Quantas Airways. FASCO đã đưa 1.200 công dân Trung Quốc đến với công việc tiếp viên trên toàn thế giới, theo lời Ji Yang Xiong. Ngoài các kỹ năng về nghiệp vụ, các học viên sẽ được hoàn thiện về thể chất.

“Các lớp học Aerobics được tổ chức ở trường hàng không và trung tâm đào tạo giúp nữ tiếp viên luôn giữ được vóc dáng khỏe mạnh và tinh thần vui vẻ”. Một số học viên còn tập Kung-fu và Yoga để đối mặt với những tình huống căng thẳng.
Chuyên gia Quinn nhận định: “Chất lượng dịch vụ tại Mỹ đã xuống cấp đáng kể so với các nước châu Á, đặc biệt là dịch vụ khách sạn và du lịch. Hàng không Mỹ đang cố gắng khắc phục nhưng dường như chặng đường còn khá dài”.

 

Hoa Chanh (Theo CNN)

 

Quảng cáo