Đăng ký vé máy bay online

 Khứ hồi  Một chiều 
Điểm khởi hành    Ngày đi   
Điểm Đến   Ngày về   
Người lớn Trẻ em (2->11 tuổi)    (Em bé có ghế)
Châu Á chiếm gần trọn top 10 đường bay siêu lớn
Theo báo cáo mới công bố của Amadeus Air Traffic Travel Intelligence, thế giới có khoảng 300 đường bay “lớn”, với lưu lượng hành khách rất dồi dào. Đáng nể trong top 10 đường bay “siêu lớn” trong năm 2012, có đến 7 đường bay nội địa ở khu vực châu Á.

Châu Á dẫn đầu

Xếp hạng nhất với hơn 10,15 triệu hành khách vận chuyển là tuyến bay Jeju-Seoul ở Hàn Quốc, tăng 2% so với năm 2011. Hạng nhì là một tuyến bay nội địa Nhật, Sapporo-Tokyo, với hơn 8,2 triệu hành khách, tăng 8%.


AirAsia không ngừng nhận máy bay mới - Ảnh: Ng.Dũng

Đường bay nội địa Brazil, từ Rio de Janeiro đi Sao Paulo, xếp hạng 3 với 7,7 triệu hành khách (giảm 1%) và chỉ nhiều hơn khoảng 470.000 hành khách so đường bay Bắc Kinh-Thượng Hải (tăng 7%), hạng tư.

Thị trường vận chuyển hàng không nội địa Nhật rất lớn vì có đến 4 đường bay trong Top 10 đường bay nhiều hành khách nhất thế giới trong năm 2012.

Châu Á cũng đáng nể ở khoản cạnh tranh hàng không với 75% tổng số đường bay được phục vụ bởi từ ba hãng bay hoặc nhiều hơn, và 27% được phục vụ bởi từ năm hãng hoặc nhiều hơn. Tại châu Âu và Trung Đông, số các đường bay có nhiều hãng cạnh tranh khai thác thương mại không nhiều như tại châu Á.

Năm qua, thị trường hàng không châu Á đón 787 triệu hành khách, tức nhiều hơn năm 2011 đến 63 triệu hành khách. Châu Âu là thị trường lớn hạng nhì với 680 triệu hành khách, tăng 4%.

Châu Á đã trở thành thị trường lớn, có tăng trưởng cao nhất thế giới (9%). Khu vực châu Mỹ Latinh, xếp hạng nhì về tăng trưởng với 6% trong khi mức tăng trưởng vận chuyển hàng không toàn cầu chỉ là 5%.

Sự gia tăng này có được nhờ kinh tế phát triển tốt, thu nhập người dân cao hơn, và đặc biệt là sự phát triển rất mạnh của các hãng giá vé rẻ tại các nước Đông Nam Á, Ấn Độ, Nhật, Hàn Quốc và Trung Quốc.

Đại gia mua sắm máy bay

Tuy nhiên các hãng hàng không giá rẻ ở châu Á còn khiêm tốn, tổng lượng cung tải chỉ khoảng 18,6% thị trường, trong khi tại châu Âu là 38% và tại Mỹ là 30,2%.

Hai hãng bay giá rẻ thuộc châu Á có tăng trưởng cao nhất trong năm 2012 là Lion Air (Indonesia) và AirAsia (Malaysia).


Chiếc A380 đầu tiên của THAI Airways - Ảnh: Airbus

Hãng bay tư nhân Lion Air không ngừng gây chấn động ngành sản xuất máy bay và ngành vận chuyển hàng không (kể cả về số vụ tai nạn làm hư hại nặng máy bay như vụ một chiếc B737-800 mới tinh phải hạ cánh xuống biển ở Bali). Tháng 11.2011, Lion Air đặt mua 230 máy bay Boeing (gồm 29 chiếc B737-900ER và 201 chiếc 737 MAX-9). Tính theo giá niêm yết catalô khi ấy thì tổng trị giá hợp đồng này 22,4 tỉ USD, một kỷ lục trong lịch sử mua bán máy bay thế giới.

Chưa đầy hai năm sau, vào ngày 18.3.2013, Lion Air ký hợp đồng mua 234 chiếc Airbus dòng A320 (gồm 109 chiếc A320neo, 65 chiếc A321neo và 60 chiếc A320ceo) trị giá khoảng 24 tỉ USD. Nếu ở lần ký hợp đồng với Boeing có sự chứng kiến của tổng thống Mỹ Barack Obama thì ở lần ký hợp đồng với Airbus, diễn ra ngay trong điện Élysée ở Paris với sự chứng kiến của tổng thống Pháp Francois Hollande.

Tại sao Lion Air mua nhiều máy bay đến thế? Dĩ nhiên Indonesia, một nước đông dân sống ở 17.000 hòn đảo lớn nhỏ nên chắc chắn sẽ tiếp tục phát triển thành một thị trường vận chuyển hàng không rất lớn.

Nhưng còn vì Lion Air còn có dự án lien doanh Malindo Air với National Aerospace & Defense Industries của Malaysia với kế hoạch phát triển nhiều đường bay nội địa, ASEAN, Nam Á và Đông Bắc Á. Các chuyến bay này đều sẽ xuất phát từ Malaysia, ngay ở “sân nhà” của AirAsia, một gã khổng lồ của ngành hàng không giá vé rẻ.


A380 của Malaysia Airlines - Ảnh: Airbus

Chào đời trước tiên vào cuối năm 2001 tại Malaysia nên AirAsia cũng chính là “chị cả” ngành hàng không giá rẻ trên bầu trời ASEAN. Hãng hiện khai thác đội 120 chiếc Airbus A320 và từ nay đến năm 2026 sẽ còn nhận về thêm… 350 chiếc cùng dòng máy bay này.

Mới gần đây, AirAsia được cấp phép thành lập liên doanh AirAsia India với hai đối tác Ấn Độ (Tata Group và  Telestra Trading) sau khi đã có các liên doanh ở Thái Lan, Indonesia, Philippines, Nhật và hãng AirAsia X theo mô hình giá vé rẻ bay xa.

Châu Á trở thành thị trường vận tải hàng không lớn còn được minh chứng bởi thực tế trong những hãng đã đặt mua loại máy bay khổng lồ A380 của Airbus có nhiều hãng bay thuộc châu Á, gồm hai hãng của Hàn Quốc Asiana Airlines và Korean Air, China Southe Airlines của Trung Quốc, Skymark của Nhật, và còn là Thai Airways, Malaysia Airlines, Singapore Airlines.

Top 10 đường bay “siêu lớn” trong năm 2012 (nguồn: Amadeus, tháng 4.2013): 

 

Khu vực

Đường bay

Hành khách 2012

Tăng 2012-2011

Thứ hạng 2012
(th
ứ hạng 2011)

Châu Á

Jeju - Seoul

10.156.000

2%

1 (=)

Châu Á

Sapporo - Tokyo

8.211.000

8%

2 (+2)

Châu MLatin

Rio de Janeiro - Sao Paulo

7.716.000

-1%

3 (-1)

Châu Á

Beijing - Shanghai

7.246.000

7%

4 (+3)

Tây bắc Thái Bình Dương

Melbou e - Sydney

6.943.000

-2%

5 (=)

Châu Á

Osaka - Tokyo

6.744.000

-11%

6 (-3)

Châu Á

Fukuoka - Tokyo

6.640.000

-3%

7 (-1)

Châu Á

Hong Kong - Taipei

5.513.000

2%

8 (=)

Châu Á

Okinawa - Tokyo

4.584.000

12%

9 (mới)

Châu Phi

Cape Town -Johannesburg

4.407.000

-1%

10 (-1)

 
Theo Tin nóng

Quảng cáo