Đăng ký vé máy bay online

 Khứ hồi  Một chiều 
Điểm khởi hành    Ngày đi   
Điểm Đến   Ngày về   
Người lớn Trẻ em (2->11 tuổi)    (Em bé có ghế)
Những vật dụng thường bị khách lấy cắp trên máy bay - Vé Máy Bay Rẻ Nhất
Vé Máy Bay Quận 12 - Trong các chuyến bay thương mại, những vật phẩm thường bị lấy đi gồm cốc cà phê, dao kéo, chăn và áo phao.

Joyce Kirby, cựu tiếp viên hàng không Mỹ, kể rằng các hành khách thường xuyên lấy trộm đồ cứu sinh dưới chỗ ngồi của mình trước khi rời khỏi máy bay. “Chúng tôi phải kiểm tra từng chỗ ngồi sau chuyến bay để đảm bảo mỗi hành khách có một chiếc áo phao cứu sinh trong trường hợp khẩn cấp”, Kirby nhớ lại. 

Cựu tiếp viên hàng không Joyce Kirby nói hành khách thường xuyên lấy đi áo phao dưới ghế của họ. Ảnh: Independent.

Cựu tiếp viên hàng không Joyce Kirby nói hành khách thường xuyên đem áo phao dưới ghế về nhà. Ảnh: Independent.

Theo Washington Post, chưa có khảo sát nào thống kê tình trạng mất cắp trên máy bay và các hãng hàng không cũng không công bố những vụ trộm. Riêng United Airlines đã gửi một bản nhắc nhở phi hành đoàn về những đồ dùng dễ bị hành khách lấy. "Ngay cả khi chỉ một số ít các vật dụng này bị lấy khỏi mỗi chuyến bay, chúng ta có thể mất tới hàng triệu đô la một năm", hãng này cảnh báo.

Những vật dụng thường bị khách lấy khỏi máy bay:

Túi nôn: Những hành khách như Clemens Sehi thích sưu tầm những thứ này. “Đó là một sở thích của tôi khi lấy những chiếc túi nôn làm quà lưu niệm”, anh nói. Sehi hiện là giám đốc sáng tạo và nhà văn làm việc ở Berlin (Đức). Anh không coi việc này là hành động trộm cắp.

Sehi đã thu thập được 250 chiếc túi nôn từ 50 nước, bao gồm cả túi của những hãng hàng không đã ngưng hoạt động. Chiếc túi nôn được anh đánh giá cao nhất là của hãng Aero Lloyd (Đức) đã ngừng bay từ năm 2003. 

Đồ dùng trong ăn uống: Một số người thừa nhận đã lấy đi đĩa, dao, thìa, đồ thủy tinh, bình muối và hạt tiêu của các hãng hàng không. 

Rõ ràng, tái sử dụng đồ nhựa là rất đúng đắn, nhưng tốt nhất bạn nên hỏi xin tiếp viên. Valerio Violo, kỹ sư xây dựng từ Copenhagen (Đan Mạch), đã làm vậy trên chuyến bay của hãng Lufthansa: "Khi tôi hỏi tiếp viên tôi có thể mua chiếc cốc cà phê này không, cô ấy đã cho tôi hai cái. Họ thực sự rất tốt bụng".

Bàn ăn trên máy bay. Ảnh: Southe
Living.

Bàn ăn trên máy bay. Ảnh: Southe Living.

Gối và chăn: Simah Etgar không cảm thấy có vấn đề gì khi lấy chăn trên các chuyến bay của mình. Theo cô, đây là một “việc làm tốt” bởi cô tặng những chiếc chăn này cho một trường học ở vùng Raisinghnagar, Ấn Độ. Đây là một khu vực thu nhập thấp, nơi cô dạy tiếng Anh. 

Vé của một số hãng hàng không như JetBlue bao gồm chăn cho hành khách. Theo quy tắc chung, bạn không thể lấy chăn nếu tiếp viên hàng thông báo rằng bạn không được lấy nó, hoặc có loa thông báo “Tiếp viên sẽ thu lại gối và chăn của bạn” hoặc quy định in trên thẻ gắn với bộ đồ dùng.

Ngoài ra, nhiều người còn lấy những món đồ gây ngạc nhiên với phi hành đoàn và các hành khách khác. Chẳng hạn như biển báo “Life vest under your seat” (Áo phao đặt bên dưới), bàn ăn và phù hiệu trên áo đồng phục của tiếp viên.

Lý do tình trạng này xảy ra

Nếu hành khách lấy đi mọi thứ có thể khi họ rời khỏi máy bay, điều này nói lên nhiều thứ về ngành hàng không.

Cách đây không lâu, Christopher Elliott, phóng viên của tờ Washington Post đã xem xét kỹ vấn đề những vật dụng trong khách sạn bị biến mất. Các chuyên gia cho rằng chi phí đặt phòng khiến cho khách hàng nghĩ rằng giá đó đã bao gồm mọi thứ trong phòng. Đây có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng trộm đồ gia tăng. Vấn đề của hãng hàng không cũng tương tự. Bất cứ dịch vụ nào cũng tính phí, và hành khách không phải lúc nào cũng có cơ hội lựa chọn trả tiền hay không trả tiền cho một dịch vụ nào đó. Họ lấy cắp đồ vì tức giận.

Khi hãng hàng không tính giá "cắt cổ" cho một món ăn nhạt nhẽo, khách dễ lấy đó làm lý do biện minh cho việc lấy trộm một túi bánh quy từ bếp trên máy bay. Tương tự, khi hãng bay tính phí một chỗ ngồi cao cấp, khách có thể cho rằng mức giá đó đã gồm chăn, gối.

Andrew Mondia, diễn viên ở Toronto (Canada) nói: “Hầu hết hành khách biết mình được phép lấy gì. Nếu đó là đồ dùng một lần, bạn có thể lấy nó. Nếu không chắc, hãy hỏi tiếp viên”.

Không phải tất cả đều tiêu cực

Gối, chăn biến mất khiến hãng hàng không thiệt hại nhưng có một số mặt tích cực trong vấn đề này. Nick Richards, giám đốc chiến lược trải nghiệm khách hàng và dịch vụ cao cấp tại American Airlines, cho biết, anh tự hào vì hãng bay của anh đang sản xuất bộ chăn gối khiến hành khách muốn mang về nhà.

"Nó làm cho chúng tôi hạnh phúc khi thấy khách hàng thích chăn gối trên máy bay, đến nỗi họ muốn giữ lại chúng khi hạ cánh", Jonathan Guerin, phát ngôn viên của United Airlines, nói. Hãng này bán các sản phẩm trên cửa hàng trực tuyến, chăn bông giá 59,99 USD và gối giá 27,99 USD.

Bộ chăn gối trên máy bay. Ảnh: DevilsLakeJou
al.

Bộ chăn gối trên máy bay. Ảnh: DevilsLakeJou al.

“Khi sản phẩm ở nhà của khách, dù được mua hay bị đánh cắp, các hãng lại coi đó là phương tiện quảng cáo cố định. Nó giống như một lời nhắc nhở khách hàng rằng họ có trải nghiệm tuyệt vời với một hãng hàng không, đủ để mang vật dụng trên máy bay về làm đồ lưu niệm. Có lẽ, nhiều khả năng họ sẽ đặt vé của chúng tôi một lần nữa”, Guerin nói thêm.

Kiều Dương

Quảng cáo