Đăng ký vé máy bay online

 Khứ hồi  Một chiều 
Điểm khởi hành    Ngày đi   
Điểm Đến   Ngày về   
Người lớn Trẻ em (2->11 tuổi)    (Em bé có ghế)
Vé máy bay củ chi - Vé máy bay hóc môn - Vì sao khách quốc tế không còn 'mặn mà' với du lịch Việt?

    Là quốc gia có lợi thế về điều kiện tự nhiên sinh thái, di tích lịch sử văn hóa… và đặc biệt có rất nhiều di sản vật thể và phi vật thể được UNESCO công nhận. Bên cạnh đó là hơn 1.000 km bờ biển trải dài từ Bắc đến Nam. Thế nhưng, trong mấy tháng đầu năm 2013, du lịch nước nhà liên tục tăng trưởng âm. Vì sao ngành "công nghiệp không khói" này ở nước ta ngày càng sụt giảm như vậy?

Liên tục tăng trưởng âm?

    Khi mà Festival Biển Nha Trang 2013 và hội thảo về du lịch biển đang diễn ra ở Nha Trang thì nhiều người không khỏi bùi ngùi với con số báo cáo về tình hình du lịch Việt Nam tăng trưởng âm liên tiếp trong 4 tháng qua, và khách quốc tế đến Việt Nam liên tục sụt giảm.

    Theo số liệu thống kê, ngoại trừ tháng 1/2013, du lịch có tăng trưởng khách quốc tế ở mức khiêm tốn 2,2% so với cùng kỳ năm 2012; còn lại liên tục 4 tháng từ tháng 2/2013 đến tháng 5/2013, lượng khách quốc tế giảm so với cùng kỳ năm 2012, ngay ở cả tháng cao điểm đón khách quốc tế của Việt Nam (tháng 11 đến tháng 3).


    Tuy tỉ lệ sụt giảm chỉ mức một con số nhưng rõ ràng điều này cũng đáng lo ngại. Và với cách làm, cách triển khai kích cầu của ngành du lịch Việt Nam như hiện nay, liệu có cải thiện được gì trong việc thu hút khách quốc tế trong những tháng còn lại của năm 2013?

Cũng có thể biện giải cho sự sụt giảm lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong các tháng đầu năm. Có lẽ do tác động kinh tế thế giới khó khăn, túi tiền của khách eo hẹp thì người ta sẽ có những lựa chọn kỹ hơn trước hàng trăm tour du lịch mời chào. Và nếu giá tour ở Việt Nam đắt đỏ thì họ sẽ chọn Thái Lan, Lào, hay Campuchia trong hành trình đến Đông Nam Á.

    Trước những thực trạng trên thì tại hội nghị trực tuyến về cải thiện môi trường du lịch Việt Nam diễn ra ở Hà Nội đầu tháng 6 vừa qua, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước về du lịch đã đặt ra hàng loạt câu hỏi cho các bộ, ngành, địa phương về những vấn nạn của ngành du lịch hiện nay. Phó Thủ tướng lưu ý cần phải có những giải pháp quyết liệt với những bước đi phù hợp để cải thiện hình ảnh môi trường du lịch Việt Nam.

    Một trong những ví dụ cho thấy hiệu quả từ sự vào cuộc của các cơ quan chức năng trong việc chấn chỉnh các hành vi tiêu cực trong ngành du lịch là TP Hà Nội đã có những giải pháp quyết liệt đối với 116 doanh nghiệp (DN) đang kinh doanh taxi trên địa bàn Thủ đô; kiểm tra điều kiện đảm bảo khi kinh doanh taxi; kiểm tra đồng hồ tính cước; áp dụng phương pháp sử dụng camera theo dõi biển số xe taxi ra vào sân bay, giám sát tài xế taxi tại Cảng hàng không quốc tế Nội Bài.

    Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân yêu cầu Bộ VHTTDL tiếp tục nghiên cứu để chọn khẩu hiệu mới; nhấn mạnh sự hài lòng của khách du lịch phải là ưu tiên số một đối với ngành "công nghiệp không khói".

    Bên cạnh đó, tại hội nghị triển khai chương trình kích cầu du lịch năm 2013 vừa diễn ra tại TP HCM do Tổng cục Du lịch tổ chức thì nhiều doanh nghiệp du lịch đã bày tỏ sự bức xúc và chán nản với đại diện ngành du lịch, chương trình kích cầu sẽ được tổ chức trọng điểm vào 2 quý cuối năm nay nhưng đến thời điểm này mới phát động triển khai thì quá trễ! Và tình trạng này cứ diễn ra thường xuyên, năm nào cũng trễ! Chưa bàn đến các chi tiết cụ thể, hợp tác thế nào, giảm giá ra làm sao để có thể thu hút du khách, chỉ mới tính đến khâu tổ chức đã thấy chúng ta làm theo… hứng như thế nào.

    Bất chấp sự góp ý của DN du lịch trong nhiều năm qua và tại nhiều cuộc họp nhưng việc triển khai tổ chức các sự kiện du lịch vẫn cứ tà tà như thế!

Các DN du lịch còn cho biết, ở thị trường nội địa, việc liên kết, xây dựng tour, dịch vụ giảm giá để chào bán có thể đơn giản, áp dụng nhanh hơn. Nhưng với thị trường nước ngoài thì cách làm này không mang lại hiệu quả vì muốn triển khai chương trình cho nửa năm sau của năm 2013 thì ít nhất DN, ngành cũng đã xây dựng các chương trình hoàn chỉnh, cụ thể để quảng bá, chào bán trước đó ít nhất là 3 tháng. Trong khi đó, thu hút khách quốc tế vào Việt Nam là một trong những mục tiêu đặt ra cho chương trình kích cầu du lịch năm 2013.

Đầu tư cho du lịch còn quá ít

     Một trong những nguyên nhân khách quan làm cho công tác quảng bá, xúc tiến của du lịch Việt Nam còn kém hiệu quả là do kinh phí dành cho du lịch còn quá ít. Nếu so với nhiều nước có ngành công nghiệp du lịch phát triển trong khu vực Đông Nam Á như Malaysia, Thái Lan với kinh phí xúc tiến, quảng bá bỏ ra trên 100 triệu USD/năm thì kinh phí của Việt Nam chỉ khoảng 1,5 triệu USD/năm.


Gành đá dĩa ở Phú Yên với cảnh quan thiên nhiên độc đáo nhưng chưa được khai thác thành sản phẩm du lịch có giá trị.

    Ngoài việc thiếu tiền để quảng bá thì còn nguyên nhân chủ quan là cách làm của ngành du lịch Việt Nam hiện nay cũng là một nguyên nhân gây nên sự trì trệ. Chúng ta không thể so sánh với các nước có ngành du lịch phát triển trong khu vực như Malaysia, Thái Lan, nhưng việc “đi trước, về sau” so với ngành du lịch Campuchia là điều đáng để chúng ta suy ngẫm.

    Bên cạnh giá tour đến Campuchia rẻ thì ngành du lịch Campuchia còn tạo điều kiện, hỗ trợ DN Việt Nam trong xúc tiến, quảng bá tại các sự kiện du lịch tổ chức ngay tại Việt Nam. Nhiều DN du lịch chia sẻ, không tính đến chuyện xúc tiến ở nước ngoài, chỉ nói đến việc tham gia quảng bá ở các sự kiện du lịch trong nước, chi phí thuê gian hàng cũng là một bài toán khó cho DN nhỏ.

    Tại Hội chợ Du lịch quốc tế TPHCM (ITE) 2012, nhiều DN du lịch Việt Nam được ngành du lịch Campuchia hỗ trợ chỗ ngồi để có thể tiếp cận khách hàng nước ngoài. Trong khi đó, ngay sát gian hàng của ngành du lịch Campuchia là gian hàng của Tổng cục Du lịch Việt Nam được trang trí hoành tráng, nằm ở vị trí đắc địa trong hội chợ nhưng hoang vắng không có bóng người, nguội lạnh với ít tờ rơi giới thiệu. Cảm giác rằng, du lịch của ta thua ngay trên sân nhà.

Cần hướng đi mới

    Trước rất nhiều thực trạng nan giải của ngành du lịch Việt Nam hiện nay thì chúng ta cần hướng đi mới, sản phẩm du lịch mới bên cạnh những sản phẩm du lịch truyền thống lâu nay. Do đó, tại Hội thảo khoa học Phát triển các sản phẩm du lịch các tỉnh duyên hải miền Trung, do Ban điều phối Vùng tổ chức hôm qua ở TP Nha Trang, Khánh Hòa ngày 9/6 vừa qua, nhiều đại biểu, nhà khoa học và doanh nghiệp làm du lịch cho rằng “Cần chấm dứt tình trạng làm du lịch manh mún” hiện nay.

 

    Cũng tại hội thảo, ông Nguyễn Văn Tuấn, Tổng Cục trưởng Tổng cục Du lịch, cho biết các tỉnh duyên hải miền Trung cần tập trung vào phát triển có định hướng cụ thể, bỏ cung cách mỗi địa phương làm một kiểu như hiện nay. Theo ông Tuấn, miền Trung có những lợi thế mà những vùng khác không có được, đó địa hình biển, đảo. “Cần tập trung khai thác các bãi biển tiềm năng, các đảo ven bờ kết hợp với phát triển các sản phẩm du lịch chất lượng cao. Nếu chúng ta làm tốt việc phát triển du lịch biển, đảo không những góp phần vào phát triển nền kinh tế mà còn khẳng định vững chắc chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc”.


Phố cổ Hội An nằm trong chuỗi "Hành trình di sản miền Trung"

Đồng tình với quan điểm này, các đại biểu tham dự đều cho rằng hiện các tỉnh duyên hải miền Trung là “mỏ vàng” về du lịch nhưng cung cách làm ăn chưa chuyên nghiệp, manh mún, không đồng bộ. Ngoài ra, tình trạng cướp giật, chèo kéo du khách, kiểu làm du lịch chụp giật của một số công ty lữ hành, đơn vị kinh doanh du lịch làm giảm uy tín, mất lòng tin đối với du khách.

Cùng thời gian này, Tổng cục Du lịch cùng UBND tỉnh Khánh Hòa đã tổ chức Hội thảo phát triển du lịch tàu biển nhằm tìm ra những giải pháp để định hướng phát triển du lịch tàu biển tại Việt Nam. Theo thống kê, khách du lịch tàu biển đến Việt Nam gần đây tăng mạnh. Năm tháng đầu năm 2013, số lượng khách tàu biển đến Việt Nam tăng 51% so với cùng kỳ năm 2012. Tuy nhiên, số lượng khách du lịch tàu biển vẫn chiếm tỉ lệ khiêm tốn, chưa tương xứng với tiềm năng.

Điều này có thể do nhiều nguyên nhân như kết cấu hạ tầng tại nhiều cảng biển còn hạn chế; chưa có nhà ga, bến tàu dành riêng cho khách du lịch; chất lượng dịch vụ tại cảng biển chưa cao; sản phẩm du lịch biển còn thiếu đa năng; năng lực doanh nghiệp du lịch Việt Nam còn nhiều hạn chế; thủ tục tại cảng biển vẫn còn nhiều tầng nấc…

Giải quyết bài toán du lịch ở Việt Nam còn rất nhiều vấn đề cần phải bàn. Tuy nhiên quan trọng nhất vẫn là chiến lược mang tầm vĩ mô, cách điều phối, chỉ đạo cũng như cung cách thực hiện ở từng địa phương. Đừng theo kiểu địa phương trị như lâu nay mà hãy liên kết, kết nối giữa các tỉnh để tạo nên thương hiệu du lịch đặc trưng của vùng miền mà sản phẩm du lịch “Hành trình di sản miền Trung” đã làm và đã thành công.

 

Hi vọng những tháng còn lại trong năm, chỉ số tăng trưởng của ngành du lịch Việt Nam là dương chứ không phải âm như những tháng đầu năm.

www.vemaybayrenhat.com.vn

 Ve may bay cu chi - Ve may bay cu chi gia re - Mua ve may bay cu chi o dau? - Ve may bay cu chi re nhat.

 Ve may bay hoc mon - Ve may bay hoc mon gia re - Mua ve may bay hoc mon o dau? - Ve may bay hoc mon re nhat

theo Tigeraireway

Quảng cáo